Ebooks tham khảo sưu tập tiền

Nơi download sách điện tử tham khảo về sưu tập tiền các loại.

Thiên nhiên kỳ diệu trên tiền

Thiên nhiên luôn đem lại cho chúng ta những điều kỳ diệu. Hãy khám phá vẻ đẹp thế giới hoang dã trên bộ sưu tập tiền thế giới.

Giới thiệu đôi nét về tiền xu 2 Euro kỷ niệm của Đức

Từ năm 2006, mỗi năm sẽ có 1 đồng 2 euro mới với biểu tượng của 1 Bang Đức được phát hành, chủ đề trên tiền là kiến trúc các giáo đường,lâu đài nổi tiếng tại nước Đức.

Phong thủy các loại tiền

Bạn đã nghe về phong thủy của nhà ở, văn phòng làm việc... Nhưng bạn đã bao giờ nghe nói tiền cũng có phong thủy hay chưa?

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Cuộc chiến khó tin giữa báo và cá sấu



[Hình ảnh cá sấu trên tiền xu Gambia]


[Hình ảnh Báo đốm trên tiền xu Palestin]
Con báo vật lộn với cá sấu trước khi giết chết đối thủ tại một công viên quốc gia của Nam Phi. Đây là bằng chứng đầu tiên về việc báo có thể đánh bại một trong những loài động vật bò sát hung dữ nhất hành tinh.

Hal Brindley, chuyên gia chụp ảnh thiên nhiên người Mỹ, phóng xe vào Công viên quốc gia Kruger (Nam Phi) để chụp ảnh tê giác. Đột nhiên ông thấy con báo vọt ra khỏi bụi rậm. Nó phóng về phía đầm lầy, nơi con cá sấu đang ngoi lên mặt nước. Con báo phóng nhanh đến nỗi cá sấu không kịp phản ứng.

Một cuộc vật lộn khủng khiếp diễn ra.

Cuối cùng, trước sử sửng sốt của Brindley, con báo lôi cá sấu lên bờ dù đối thủ của nó vẫn chống cự.

Với hàm răng cực khỏe và sắc nhọn, cá sấu tìm cách ngoạm vào cơ thể con báo.

Con báo cố gắng tránh chiếc đuôi to khỏe của cá sấu.

Chúng lăn lộn nhiều vòng trên mặt đất.

Mặc dù cá sấu to hơn và khỏe hơn, con báo vẫn giành thế chủ động do nó đã cắn được vào cổ đối thủ.

Cuối cùng, con báo ngồi lên cơ thể cá sấu và siết chặt hàm răng cho đến khi đối thủ chết ngạt.

Cuộc chiến diễn ra trong khoảng 5 phút. Sau đó con báo bỏ đi.

Trước đây nhiều người từng nhìn thấy cá sấu giết báo. Vì thế các chuyên gia về động vật tin rằng đây là lần đầu tiên cảnh tượng ngược đời xảy ra.

Brindley kể: “Tôi đã hỏi nhiều nhân viên gác rừng tại Nam Phi. Họ nói rằng họ chưa bao giờ nhìn thấy báo giết cá sấu. Về mặt lý thuyết báo phải đối mặt với nhiều rủi ro khi săn loài bò sát đáng sợ ấy”.

Ellie Rose, một chuyên gia về cá sấu tại vườn thú London, cho biết: “Thông thường cá sấu hoàn toàn đủ khả năng tự vệ trước sự tấn công của động vật trên cạn. Vì thế tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chúng lại mất mạng bởi báo”.

Minh Long (theo Telegraph)(VNExpress)

[Video clip]

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Rái mỏ vịt - sinh vật kỳ lạ nhất thế giới



[Rái mỏ vịt trên tiền xu Úc]


Loài thú mỏ vịt hay rái mỏ vịt có bộ lông giống như động vật có vú, đôi chân lạch bạch giống như chim và đẻ trứng theo kiểu của bò sát.
Bà mẹ thiên nhiên đã nhào nặn và biến chúng thành một thứ sinh vật lai tạp kỳ quặc. Các nhà nghiên cứu đã hoàn thành bản đồ gene của một con rái mỏ vịt cái đến từ Australia.

[Video clip rái mõ vịt]

"Rái mỏ vịt là một nhánh rất cổ trong cây họ nhà thú, vì vậy, khoảng 166 triệu năm trước, chúng ta đã có chung tổ tiên với rái mỏ vịt", nhà nghiên cứu Jenny Graves tại Đại học quốc gia Australia nói. "Và điều đó đặt chúng vào giữa 2 nhóm động vật có vú và bò sát, bởi chúng vẫn còn giữ rất nhiều đặc tính của bò sát mà chúng ta đã mất đi từ rất lâu, chẳng hạn như đẻ trứng".

"Chúng ta có thể dựa vào loài sinh vật này để lần theo những thay đổi của loài người khi chuyển từ bò sát sang mọc lông, tiết sữa và sinh con".


Loài thú cổ đại này sống trong các hang ở miền đông Australia, tìm kiếm thức ăn dọc theo các con sông và suối. Cơ thể mỏng dẹt của nó rộng khoảng 50 cm cùng với chiếc đuôi giống như mái chèo và 4 bàn chân có màng. Rái mỏ vịt là một trong 2 loài có vú duy nhất (loài kia là thú lông nhím) đẻ trứng. Và không giống như các loài thú khác, rái mỏ vịt đực có thể tiết ra nọc độc từ một chiếc cựa nhỏ trên mỗi chân sau.

Để tìm hiểu mối liên hệ tiến hóa giữa rái mỏ vịt và các loài động vật khác, các nhà nghiên cứu đã so sánh bản đồ gene của một con rái mỏ vịt cái với con người, chuột, chó, thú có túi ôpôt và gà.


Rái mỏ vịt là sự chắp vá giữa bò sát, chim và động vật có vú. (Ảnh: Livescience)

Với khoảng 2,2 tỷ cặp đôi, bộ gene của rái mỏ vịt bằng khoảng 2/3 kích cỡ bộ gene người. Nó có chung 80% gene với các loài có thú khác.

Giống như con người, rái mỏ vịt mang nhiễm sắc thể X và Y. Nhưng không giống như chúng ta, X và Y không phải nhiễm sắc thể giới tính. Loài vật này có 52 nhiễm sắc thể, trong đó có 10 nhiễm sắc thể giới tính. Bộ gene cũng gồm những đoạn ADN liên quan tới việc đẻ trứng và tiết sữa. Do không có đầu vú, nên các con non bú sữa mẹ qua da bụng.


Một điều kỳ quặc khác là khi bơi dưới nước, rái mỏ vịt nhắm cả mắt, tai và mũi lại. Khi đó chiếc mỏ vịt hoạt động như một ăng-ten, phát hiện từ trường yếu ớt xung quanh con mồi. Kể cả như vậy thì bộ gene của chúng cho thấy chúng vẫn có những gene phát hiện mùi.

Nghiên cứu bao gồm hơn 100 nhà khoa học trên toàn cầu và được tài trợ bởi Viện nghiên cứu gene người quốc gia của Australia

Livescience, VnExpress

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Okapi, loài vật kỳ lạ đến từ Congo



[Hươu Okapi trên tiền giấy Cộng hòa Congo]


[Video clip Hươu Okapi]


Nếu như bạn nhìn thấy Okapi lần đầu, bạn sẽ cho rằng đó là một loài vật được lai tạo giữa một chú ngựa vằn và một con hươu cao cổ, nhưng thực tế thì không phải vậy, Okapi là một loài động vật kỳ lạ được tìm thấy tại vùng rừng nhiệt đới phía Bắc và Đông Bắc nước Cộng hòa Congo.



Một khu bảo tồn tự nhiên được thành lập tại Epulu – một tỉnh phía Đông Bắc Congo hiện tại là nơi trú ngụ an toàn cho loài động vật này. Do không sống quen trong môi trường nhân tạo tại các công viên và sở thú nên Okapi thường bị ốm và chết sau một thời gian ngắn được nuôi dưỡng tại những địa điểm trên.


Các nhà khoa học cũng ước tính chỉ còn lại khoảng 10.000 – 20.000 cá thể của loài động vật kỳ lạ này sống trong tự nhiên, song đang bị đe dọa bởi hoạt động săn bắn lấy thịt của người dân địa phương.

Okapi là loài động vật sống đơn lẻ, với đôi chân có sọc trắng như loài ngựa vằn và phần thân trên thì gần như giống hoàn toàn so với loài hươu cao cổ (ngoại trừ không được sở hữu chiếc cổ dài). Cỏ, dương xỉ, và các loại lá non là nguồn thức ăn chủ yếu của loài động vật kỳ lạ này. Các nhà khoa học cũng nhận thấy một điều rất thú vị rằng, Okapi còn ăn cả các khúc cây bị cháy sém do sét đánh nhằm giúp ích cho quá trình tiêu hóa của mình.


Okapi có thể sống từ 15 – 20 năm, tùy theo điều kiện của tự nhiên. Những con Okapi cái thường mang thai trong khoảng từ 427 – 457 ngày trước khi sinh nở. Trong những tuần đầu tiên, những chú Okapi mới sinh sẽ được mẹ giấu kín trong các bụi cây và cai sữa sau 6 tháng.
(http://kenh14.vn)

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Báo hoa mai



Báo hoa mai hay còn gọi là Báo gấm,Báo đốm (Leopard - Panthera pardus) là một trong bốn loài 'mèo khổng lồ' thuộc chi Panthera. (Các loài khác là sư tử, hổ và báo đốm Mỹ.) Chúng dài từ 1 đến gần 2 mét, cân nặng từ 30 đến 70 kg. Con cái thông thường có kích thước bằng khoảng 2/3 con đực. Có khoảng từ 7 đến 30 nòi báo hoa mai (một trong số đó đã tuyệt chủng).



[Báo hoa mai trên tiền xu Eritrea]



[Báo hoa mai trên tiền xu Bắc Triều Tiên]


[Báo hoa mai trên tiền giấy Bolivia]



[Báo hoa mai trên tiền giấy Nam Phi]


[Video clip Báo hoa mai]

Phần lớn báo hoa mai có màu nâu hay nâu vàng nhạt với các đốm đen, nhưng lớp lông của chúng thì rất đa dạng. Các đốm có xu hướng nhỏ hơn về phía đầu, lớn hơn và có tâm nhạt ở phía thân.


Trước khi có những thay đổi do con người tạo ra trong mấy trăm năm trở lại đây, báo hoa mai đã từng là loài mèo phân bổ rộng nhất hơn cả mèo nhà: Chúng được tìm thấy ở mọi nơi thuộc châu Phi (ngoại trừ sa mạc Sahara), cũng như ở Tiểu Á và Trung Đông, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Siberia, phần lớn đất liền của khu vực Đông Nam Á, các đảo Java, Zanzibar và Sri Lanka.

[Báo đen là một loại biến dị thường gặp ở loài Báo hoa mai]

Lối sống và thức ăn của chúng khác với các loài mèo khổng lồ khác. Chúng có khả năng săn trên cây cũng như trên mặt đất, chúng ăn côn trùng, thú gặm nhấm, cá và những thú lớn như linh dương. Báo hoa mai thậm chí săn cả chó, mà chó cũng là những kẻ ăn thịt ghê gớm; những người nuôi chó trong những vùng có báo hoa mai thường khôn ngoan giữ chúng trong các cũi để đảm bảo an toàn cho chúng vì báo hoa mai được biết như là những kẻ thèm thịt chó. Chúng leo trèo rất tốt và thông thường hay giấu con mồi săn được ở trên cây.
(Tổng hợp Wikipedia)

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Rùa cạn khổng lồ Galapagos

Quần đảo Galapagos của Ecuador là một kỳ quan thế giới với vẻ đẹp siêu nhiên. Bên cạnh việc phản ánh các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử Trái Đất, quần đảo Galapagos còn phản ánh quá trình biến đổi quan trọng của hệ sinh thái và hệ sinh vật cũng như biến đổi môi trường sống tự nhiên để hình thành nên sự đa dạng sinh học trên trái đất. Rùa cạn khổng lồ là đại diện tiêu biểu nhất của quần đảo Galapagos.


[Rùa khổng lồ Galapagos trên tiền xu Galapagos Island]


[Rùa khổng lồ Galapagos trên tiền giấy Ecuador]



[Rùa khổng lồ Galapagos trên tiền polymer Galapagos Island]

Rùa khổng lồ này được chia ra làm ba loại chính dựa theo hình dáng của mai
.Rùa khổng lồ mai bằng, dẹp như yên ngựa (saddle back) như thấy ở đảo Española.

.Rùa khổng lồ mai hình vòm (dome) như thấy ở đảo Pinta.

.Rùa khổng lồ mai trung gian (intermediate) hơi khum khum tròn, nằm lưng chừng giữa mai dẹp và mai vòm.


Cả ba loại thật ra có cùng một gốc tổ rùa đến từ lục địa nhưng mai rùa đã biến đổi theo môi sinh.

Khoảng ba triệu năm trước, quần đảo Galapagos thành hình do núi lửa từ lòng Thài Bình Dương phun lên. Rồi các hạt cây cỏ do chim muông đem tới mọc lên thành cây cỏ. Có cây cỏ chim muông tới ở, các loài thú trôi dạt tới có thực phẩm nên sống còn tại đây. Trong số đó có loài rùa. Tùy theo môi sinh, rùa biến dạng thành một giống có mai có hình dạng khác nhau như thấy qua sự phân loại dựa vào chiếc mai ở trên. Ví dụ trên đào Pinta khô cằn có ít cây cỏ mọc sát mặt đất nên có giống rùa nhỏ con, có cổ thật dài, đầu nhỏ và có mai u tròn vun lên thành hình vòm. Rùa nhỏ con có thể vì thức ăn không dư thừa nhưng cũng có thể vì thích ứng với hoàn cảnh. Rùa nhỏ con, mai nhỏ dễ nhấc người cao lên khỏi mặt đất. Cổ dài nên có thể vươn lên cao. Mai rùa hình vòm cũng giúp rùa nhấc người lên cao được dễ dàng. Mai vòm không dài và cạnh ở phía cổ không sắc giúp cổ rùa không bị cản trở bởi phần trước của mai, do đó rùa có thể vươn cổ lên cao. Vì thiếu cây cỏ mọc sát mặt đất, rùa ở đây cần phải nhấc người lên cao, vươn cổ thật cao để với tới ăn cành lá của những cây cao. Ngược lại ở những đảo có mưa nhiều hơn, cây cỏ mọc xanh tươi như đảo Santa Cruz và phía nam đảo Isabela, rùa rất to con, nặng nề và có mai bằng, dẹp…

[Video clip rùa khổng lồ Galapagos]
Năm 1835 Charles Darwin tới viếng thăm các đảo này và đã nhận ra những giống rùa có mai có hình dạng khác nhau ở những đảo khác nhau mặc dù chúng cùng phát xuất từ mội loại rùa đã tuyệt chủng đến từ đất liền. Sự quan sát này là một phần của Thuyết Tiến Hóa Bởi Sự Chọn Lọc Của Thiên Nhiên (Theory of Evolution by Natural Selection).
(Tổng hợp Wikipedia)

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Chim thiên đường



[Hình ảnh chim thiên đường trên tiền xu Indonesia]


[Hình ảnh chim thiên đường trên tiền xu Malawi]



[Hình ảnh chim thiên đường trên tiền xu Trinidad & Tobago]



[Hình ảnh chim thiên đường trên tiền xu bạc Papua New Guine]


[Hình ảnh chim thiên đường trên tiền xu giấy Indonesia]

[Video clip chim thiên đường]
Có 42 loài chim thiên đường trên thế giới, trong đó, có tới 37 loài chỉ có ở New Guinea - hòn đảo lớn thứ 2 trên thế giới sau Greenland với diện tích 786.000 km2.
Không phải chỉ mình New Guinea, mà loài chim này còn xuất hiện ở cả hòn đảo nhỏ nằm cách biệt ở vùng biển Caribê có tên Little Tobago, nằm cách phía đông đảo Tobago 3 km và chỉ rộng 2,6 km2, với điểm cao nhất là 155 m so với mực nước biển.

Điều đặc biệt là hòn đảo này nằm cách xa so với môi trường sống tự nhiên của loài chim thiên đường.


Nhưng vào năm 1909, một người Anh có tên William Ingram - chủ một trang trại dừa ở Trinidad, đã có ý tưởng biến nơi đây thành "ngôi nhà" mới cho loài chim thiên đường. Tháng 9 năm đó, ông đã đem đến hòn đảo này 24 con chim trống và 24 con chim mái. Sau đó, 2 con chim mái khác được đưa tới ngôi nhà này.


Đây là một ý tưởng khá hay bởi lẽ vào thời điểm đó, những con chim thiên đường sống trong môi trường tự nhiên ở New Guinea đang phải đối mặt với nguy cơ săn bắn vì bộ lông tuyệt đẹp và rực rỡ của nó. Ngày 28/5/1928, người thừa tự của ông William Ingram đã tặng cả hòn đảo và khu vực sống của loài chim thiên đường cho chính phủ Trinidad & Tobago.


Kể từ năm 1929, hòn đảo nhỏ này trở thành nơi bảo tồn tự nhiên và được bảo vệ. Những chuyến thăm quan hòn đảo với mục đích nghiên cứu khoa học và du lịch có giấy phép mới được thực hiện và phải đi theo hướng dẫn. Hòn đảo nhỏ này bao phủ bởi vô số loài thực vật khác nhau. Rất nhiều loài cọ, cây bụi, và một số loại cây cho quả là thức ăn của loài chim này.


Chuối, đu đủ, và một số loại cây quả khác được trồng để đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào cho chim thiên đường.

Hòn đảo nhỏ này cũng là thiên đường cho rất nhiều loài chim khác, chẳng hạn như loài chim biển nhiệt đới mỏ đỏ, chim ruồi, chim mòng biển, chim hoàng anh đuôi vàng, chim hét, chim hồng tước, chim bồ câu,... Những loài vật như nhện, mối, bọ cạp, giun đất, rết, dơi, ốc sên, rắn và thằn lằn cũng xuất hiện ở đây.

Hòn đảo này là nơi duy nhất có loài chim thiên đường ngoài môi trường sống tự nhiên của nó là New Guinea và khu vực xung quanh New Guinea.
(Nguồn 24h.com)

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites