Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Hồng hoàng tê giác (Rhinoceros hornbill)



[Chim Hồng hoàng tê giác trên tiền giấy Indonesia]



[Chim Hồng hoàng tê giác trên tiền giấy Malaysia]

Hồng hoàng tê giác (Rhinoceros hornbill - tên khoa học: Buceros bicornis) là thành viên to lớn nhất trong họ Hồng hoàng (Bucerotidae). Hồng hoàng sinh sống trong các khu rừng của Ấn Độ, Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Kích thước to lớn và màu sắc đầy ấn tượng của chúng đã góp phần làm cho chúng trở thành một phần trong văn hóa và nghi lễ của một số các bộ lạc địa phương. Hồng hoàng sống khá thọ với tuổi thọ đạt tới 50 năm trong điều kiện nuôi nhốt.


Hồng hoàng là loài chim lớn, có thể dài tới 95-120 cm (38-47 inch), với sải cánh dài tới 152 cm (60 inch) và cân nặng 2,15-4 kg (4,7-8,8 lb). Đặc trưng nổi bật nhất của hồng hoàng là phần mũ mỏ màu vàng tươi và đen trên đỉnh chiếc mỏ lớn của nó. Mũ mỏ rỗng và chưa rõ mục đích để làm gì mặc dù người ta tin rằng nó là kết quả của chọn lọc giới tính Hồng hoàng mái nhỏ hơn và có mắt màu xanh lam thay vì mắt đỏ. Hồng hoàng trống rỉa lông để bôi chất nhờn màu vàng vào lông cánh sơ cấp cũng như mỏ để làm cho chúng có màu vàng tươi

Hồng hoàng mái làm tổ trong lỗ rỗng trên thân các cây lớn và miệng tổ được bịt bằng một lớp trát bằng phân. Nó tự giam mình trong tổ cho tới khi chim non phát triển tương đối, dựa trên thức ăn cho chim trống đem về thông qua khe nứt trong lớp trát. Trong thời kỳ này chim mái trải qua thời kỳ rụng lông hoàn toàn. Mỗi lứa đẻ gồm 1 tới 2 trứng và được ấp trong 38-40 ngày. Do việc mất trường sống đang diễn ra cũng như bị săn bắn ở một số nơi nên Hồng hoàng được đánh giá là gần (cận) nguy cấp trong sách đỏ của IUCN về các loài nguy cấp. Nó được liệt kê trong Phụ lục I của CITES.(wikipedia)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites