Ebooks tham khảo sưu tập tiền

Nơi download sách điện tử tham khảo về sưu tập tiền các loại.

Thiên nhiên kỳ diệu trên tiền

Thiên nhiên luôn đem lại cho chúng ta những điều kỳ diệu. Hãy khám phá vẻ đẹp thế giới hoang dã trên bộ sưu tập tiền thế giới.

Giới thiệu đôi nét về tiền xu 2 Euro kỷ niệm của Đức

Từ năm 2006, mỗi năm sẽ có 1 đồng 2 euro mới với biểu tượng của 1 Bang Đức được phát hành, chủ đề trên tiền là kiến trúc các giáo đường,lâu đài nổi tiếng tại nước Đức.

Phong thủy các loại tiền

Bạn đã nghe về phong thủy của nhà ở, văn phòng làm việc... Nhưng bạn đã bao giờ nghe nói tiền cũng có phong thủy hay chưa?

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Tiền đẹp tháng 04/2012


[Xu bạc 5 pound đảo Alderney thuộc Anh]


Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

British Virgin Islands




   
[Bản đồ, quốc huy, quốc kỳ British Virgin Islands]
Quần đảo Virgin thuộc Anh (tiếng Anh: British Virgin Islands) là lãnh thổ hải ngoại của Anh ở Carribean. Nó bao gồm một nhóm 15 đảo trong quần đảo Virgin. Phần còn lại của quần đảo Virgin gọi là quần đảo Virgin thuộc Mỹ (United States Virgin Islands).
Quần đảo Virgin thuộc Anh nằm ở phía Đông của Puerto Rico. Tổng diện tích khoảng 153 km². Dân số vào khoảng 22 nghìn người (năm 2005).
Kinh tế của Quần đảo Virgin thuộc Anh thịnh vượng nhất vùng Carribean chủ yếu nhờ du lịch và dịch vụ tài chính. 50% nguồn thu ngân sách nhà nước là từ thuế đánh vào các công ty tài chính hải ngoại. 45% tổng thu nhập của lãnh thổ này là từ du lịch. Công và nông nghiệp, thủy sản chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong nền kinh tế. GDP bình quân đầu người của lãnh thổ này lên tới 38.500 USD (năm 2004). Từ năm 1959, Quần đảo Virgin thuộc Anh sử dụng dollar Mỹ làm đơn vị tiền tệ của mình.(wiki)




Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Canada chính thức phát hành tờ tiền 50 đôla mới


Theo báo chí Canada ngày 27/3, như một phần trong kế hoạch cải cách tiền tệ đang diễn ra, nước này đã chính thức phát hành tờ tiền nhựa mới mệnh giá 50 đôla (CAD).

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) Mark Carney cho biết mặc dù trong những năm gần đây, tỷ lệ tiền giả đã giảm đáng kể nhưng Canada vẫn hy vọng rằng việc cải cách tiền tệ, thay thế các loại tiền mới với chất lượng và kỹ thuật cao hơn sẽ cho phép quốc gia này giảm thiểu hơn nữa sự lưu hành của tiền giả.

Một phát ngôn viên của BoC nói: "Phiên bản tiền mới là một thành tựu tuyệt vời của Canada đối với cả trong và ngoài nước."

Đề xuất thay đổi phiên bản tiền tệ mới của BoC đã được đưa ra tham vấn công chúng một thời gian dài, sau đó được sự phê duyệt của Bộ trưởng Tài chính Jim Flaherty.

Mặt trước của tờ tiền 50 CAD mới tiếp tục ghi lại hình ảnh của cựu Thủ tướng Mackenzie King với màu đỏ tương tự. Tuy nhiên, mặt sau của tờ tiền đã được thay thế bởi hình ảnh một tàu phá băng tại Bắc Cực (hình ảnh trên tờ tiền cũ phản ánh phong trào giải phóng của phụ nữ và Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc). Sự thay đổi rõ ràng nhất là trong kết cấu của vật liệu nhựa, với nhiều chi tiết kỹ thuật cao rất khó làm giả, ví dụ như các dọc trong suốt và hình ảnh ba chiều.

Tiếp theo phiên bản tiền nhựa mệnh giá 100 CAD mới được phát hành cách đây vài tháng, các tờ tiền mệnh giá 50 CAD đầu tiên đã sẵn sàng trong các máy rút tiền của các ngân hàng. Đây là bước nâng cấp tiền tệ quan trọng của Canada mà theo Thống đốc Carney "sẽ mang lại lòng tin trọn vẹn cho người tiêu dùng đối với các loại tiền mặt"./.

Thanh Hải (TTXVN)


Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Redonda Island




[Bàn đồ & biểu tượng của Redonda Island]

Redonda là một đảo rất nhỏ nằm ở phía tây nam Antigua trong vùng biển Carribean. Hòn đảo này gần như biệt lập với thế giới xung quanh .Năm 1493, Christopher Columbus đã tìm ra hòn đảo này và đặt tên là Santa Maria la Redonda (nghĩa là “đức mẹ Maria ở quanh đây”). Trong những năm 1860, hòn đảo đã thuộc sở hữu của Anh. Vào triều đại nữ hoàng Victoria, một người đàn ông tên là Matthew Dowdy Shiell đã xưng vua cai quản mảnh đất này. Nhiều thế hệ sau đó, ngôi vua được truyền và bán đi vài lần cho những ai muốn trở thành “vua”.

Vì thế hiện nay trên mảnh đất nhỏ bé này diễn ra nhiều cuộc tranh giành quyền lực nên 4 vị “vua” đều lập ra trang web của riêng mình: Trang The Redonda Foundation do vua Leo 1 lập ra; Trang Kingdom of Redonda do vua Robert còn gọi là “Bob the Bald” lập; Trang Javier Marias site do vua Javier lập ; Trên thực tế, Max Legget, một vị vua tự phong khác không hề lập trang web riêng, điều này có thể làm cho ông mất ngôi vua.

Sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất của nuớc này là phân (chính xác là phân chim). Hơn 7000 tấn phân được xuất khỏi Redonda mỗi năm cho đến khi ngành kinh doanh này buộc phải chấm dứt trong Thế chiến thứ nhất.(wikipedia)




Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Tiền giấy 1.000 peso của Colombia mang hình Fidel Castro ?



Những tin đồn gần đây nổi lên trong 1 bài báo tại Colombia ngày 2/4/2012 rằng phía sau tở tiền giấy 1000 peso của Colombia phát hành vào năm 2001, có chứa hình ảnh của nhà lãnh đạo trước đây của Cuba, Fidel Castro, thời còn là một sinh viên trẻ trong đám đông đằng sau ứng cử viên tổng thống Colombia Jorge Eliécer Gaitan Ayala.

Tuy nhiên, trong một bài viết tiếp theo, nhà thiết kế của tờ tiền giấy, Jose Antonio Suarez, phủ nhận rằng ông đưa hình ảnh Castro vào đám đông và khẳng định đó đơn thuần là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Theo bài báo, ngân hàng trung ương Columbia đang có kế hoạch phát hành tiền mới để thay thế cho tờ 1.000 peso này vào tháng 10.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

New Brunswick



[Bản đồ, lá cờ & huy hiệu New Brunswick]

New Brunswick (tiếng Pháp: Nouveau-Brunswick) ngày nay là một tỉnh bang ven biển ở vùng miền đông của Canada với vốn di sản văn hoá hấp dẫn và phong phú. Nó giáp với Nova Scotia, Québec, và tiểu bang Maine của Hoa Kỳ. New Brunswick là một trong 4 tỉnh bang đầu tiên gia nhập vào liên bang Canada từ ngày 1/7/1867. Tên của tỉnh bang bắt nguồn từ bản dịch tiếng anh và tiếng pháp từ thành phố Braunschweig ở miền Bắc nước Đức, quê hương của Vua George III của Vương Quốc Anh.

Có hình dáng gần giống hình chữ nhật, nó rộng khoảng 322 km từ bắc xuống nam và 242 km từ đông sang tây. New Brunswick giáp với mặt nước gần như ba phía, bao gồm vịnh St. Lawrence, eo biển Northumberland và vịnh Fundy. Vịnh Fundy nằm ở cuối phía đông của tỉnh, có mức thuỷ triều lên tới 54 feet (khoảng 49,40 m), lớn nhất thế giới.

Dân số New Brunswick khoảng 723.900 người, 35% nói tiếng Pháp, phần lớn là cộng đồng Acadia. 50.000 người sống tại New Brunswick. Acadia ban đầu là thuộc địa của Pháp vào những năm 1500.(wikipedia)



Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Chim hải âu rụt cổ Puffin


Chim hải âu rụt cổ hay còn gọi là chim Puffin (người bản địa thường gọi là Lunda Cirrhata) là một trong những loài chim biển thường sinh sống ven các bờ biển ở vùng Viễn Đông Nga và các vùng xích đạo phân tách của Bắc Băng Dương.

Ba phân loài Chim hải âu rụt cổ
















[Hình ảnh Chim hải âu rụt cổ Puffin trên tiền xu Lundy]

Tập San CLB Sưu tập tiền Gia Định Số 02 (Lưu hành nội bộ)


File PDF - 39 Trang.
Dung lượng : 61 MB
Link download : Nhấn vào đây để download

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Quần đảo Faroe



[Bản đồ, quốc huy, quốc kỳ Quần đảo Faroe]

Quần đảo Faroe hay Quần đảo Faeroe (còn có các tên gọi khác: Faroes hoặc Faeroes; tiếng Faroe: Føroyar, tiếng Đan Mạch: Færøerne, tiếng Ireland: Færeyjar - có nghĩa là "quần đảo cừu") là một nhóm đảo nằm trong vùng biển Na Uy, phía Bắc Đại Tây Dương, ở giữa Iceland, Na Uy và Scotland.

Quần đảo Faroe là lãnh thổ được chính thức tách ra từ Na Uy từ 1814, sau Hòa ước Kiel ký ngày 14 tháng 1 năm 1814 và trực thuộc Đan Mạch. Quần đảo Faroe có 2 đại biểu trong đoàn đại biểu Đan Mạch tại Hội đồng Bắc Âu (Nordisk Råd).
Theo Luật về chế độ tự trị của quần đảo Faroe của Đan Mạch ngày 31 tháng 3 năm 1948 thì quần đảo này là một lãnh thổ tự trị của Vương quốc Đan Mạch từ năm 1948 và là một thành viên của Cộng đồng vương quốc Đan Mạch (Rigsfællesskab). Theo luật kể trên thì Quần đảo Faroe được tự chủ về mọi lãnh vực, ngoại trừ hai lãnh vực quốc phòng và đối ngoại.
Về văn hóa, người Faroe có mối quan hệ thân thiết với Iceland, Shetland, Orkney, vùng đất Hebrides xa xôi và Greenland.(wiki)



Ông giám đốc mê tiền cổ

Bén duyên với tiền cổ từ một gánh đồng nát, 14 năm qua, ông Đào Tam Tỉnh, Giám đốc thư viện Nghệ An say mê sưu tập và nghiên cứu tiền cổ với mong ước lưu giữ truyền thống nghì̀n đời của cha ông cho thế hệ mai sau.

Dáng người gầy, khuôn mặt phúc hậu, giọng nọi chậm rãi, ông Đào Tam Tỉnh kể về cơ duyên đến với tiền cổ. Là cán bộ thư viện say mê nghiên cứu văn hóa lịch sử, từ năm 1997, ông Tỉnh bắt đầu đi sâu nghiên cứu chữ Hán và khám phá ra sự thú vị của chữ Hán đúc trên đồng tiền cổ của Trung Quốc, Việt Nam.

Không chỉ đa dạng trong các kiểu chữ mà từng thời kỳ lịch sử, từng chất liệu đều có kiểu in, hình dáng và kích thước khác nhau. Mỗi kiểu chữ Hán in trên đồng tiền đều chứa đựng kho tàng lịch sử, văn hóa phong phú. Từ sự liên hệ ấy, ông Tỉnh bắt đầu chú ý tới những đồng tiền cổ.

Ông Đào Tam Tỉnh bên bộ sưu tập tiền cổ của mình. Ảnh: N.K.
Năm 1998, ông Tỉnh vô tình biết bà chuyên đi dò đồng nát ở huyện Nam Đàn tìm được khoảng 2 tạ tiền xu trong lòng đất. Ngay lập tức, ông từ TP Vinh lên nhà người đàn bà đó, lục lọi trong các chậu nhôm, máng lợn và những bì tải phế liệu để lựa chọn các loại tiền và mua về̀. Đêm đó, ông thức trắng săm soi cả đống tiền xu cổ để nghiên cứu chữ Hán.

"Càng đọc, càng nghiên cứu, tôi càng say mê. Những đồng tiền ấy có tiếng nói riêng. Nó gắn với từng vị vua, từng triều đại và niên đại nhất định, cho ta biết được sự biến động của lịch sử. Hiểu nó, có thể hiểu thêm về lịch sử của đất nước. Vì thế, những đồng tiền cổ đã trở thành tiếng nói lịch sử của một thời đại", ông Tỉnh chia sẻ.

Hễ rảnh rỗi, ông Tỉnh lại lên đường tìm tiền cổ, lúc thì đến những người có đam mê sưu tầm, thầy cô giáo ở huyện vùng sâu, lúc lại chạy đến ông chủ phế liệu. Hiện nay, rất nhiều đại lý phế liệu ở khắp xứ Nghệ trở thành địa chỉ quen thuộc của ông Tỉnh. Chỉ cần có lô tiền cổ nào, lập tức chủ đại lý sẽ thông báo để ông đến xem.

Ông Tỉnh cho biết, việc tìm tiền cổ phần nhiều là cơ duyên chứ bỏ tiền ra mua như các đại gia chơi cổ vật là điều không thể. Cách đây mấy năm, ở huyện Quỳnh Lưu có một dòng suối gọi là "xôi tiền", thỉnh thoảng từ dòng suối lại trôi ra ít tiền cổ. Nghe vậy, ông Tỉnh tìm đến và nhìn thấy những đồng tiền rất hiếm, lần đầu bắt gặp, nhưng bị các đại gia trả giá 6-7 triệu đồng nên ông phải về tay không.

"Nhiều hôm đang đi chơi, nghe tin người dân đào ao, cày ruộng phát hiện tiền cổ tôi lập tức đến ngay. Nhiều người sẵn sàng cho không các đồng tiền để giúp ích cho việc nghiên cứu, nhưng cũng có hũ tiền nguyên đai nguyên kiện bị người dân bán cho giới buôn đồ cổ ở Hà Nội, Nam Định. Những hũ này sẽ được bán ra nước ngoài bởi giới đồ cổ quốc tế rất thích tiền cổ còn nguyên trong hũ sành", ông Tỉnh cho biết.

Một hũ tiền cổ còn nguyên màu xanh xỉ đồng và lấm lem bùn đất. Ảnh: N.K.
Đến nay sau 14 năm sưu tầm, ông Đào Tam Tỉnh đã có gần như đầy đủ bộ tiền cổ của các triều đại Việt Nam và Trung Quốc. Có bộ khi đào lên, đồng tiền dính kết vào nhau tạo thành những “thế tiền” rất lạ như hình tượng hai con lân hí cầu. Cũng có loại hai mặt đồng tiền đều có in hình và chữ, có đồng mặt phải in hình 12 con giáp, mặt trái hình chữ “Bát Quê” và cũng có đồng mặt phải hiện hình con Hạc, mặt trái in 4 chữ “Phú Quý Khang Vinh”…

Ông Tỉnh cho biết, cổ nhất là đồng tiền có in chữ triện “Bán Tuyền” và “Bán Tuyền Ngũ Thập” của thời nhà Hán. Tiếp đó là đồng tiền “Ngũ Thù” mỏng mảnh có lỗ vuông to ở giữa... Tiền đồng cổ nhất Việt Nam hiện có trong bộ sưu tập của ông Tỉnh là đồng xu có in chữ “Thái Bình Hưng Bảo” thời vua Đinh Tiên Hoàng và “Thiên Phúc Trấn Bảo” thời Lê Hoàn.

Ông Tỉnh cũng đang lưu giữ đồng̣ tiền "Hồng Đức Thông Bảo” thời vua Lê Thánh Tông và “Thuận Thiên Nguyên Bảo” thời Lê Lợi. Đây là hai bộ tiền được Lê Quý Đôn đánh giá đẹp nhất Việt Nam lúc bấy giờ bởi đồng tiền xinh xắn, tròn trặn, lỗ vuông sắc cạnh, chữ nét rõ, chất lượng đúc khá tốt, nét chữ thể hiện đẹp không thua kém tiền đồng Trung Quốc.

Bên cạnh đó, ông Tỉnh cũng khiến giới chơi tiền cổ khâm phục khi nắm giữ bộ tiền giấy Cụ Hồ được in ở xưởng in tiền Hương Khê (Hà Tĩnh), một trong 4 xưởng đúc tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam.

Những bộ tiền này được ông Tỉnh cất giữ cẩn thận trong các quyển sổ bọc nylon, được phân chia theo thể loại và triều đại lịch sử. Một số hũ tiền còn nguyên vẹn màu mốc xanh của đồng và lấm lem của bùn đất. Nhiều nhà sưu tập và dân chơi đồ cổ tìm đến nhà ông Tỉnh để mua lại các bộ tiền với giá cao, nhưng ông nhất quyết không bán.

Bộ sưu tập tiền cổ được ông Tỉnh lưu giữ cẩn thận và được đặt theo thời gian các niên đại lịch sử. Ảnh: N.K.
Không chỉ sưu tập tiền cổ, ông Đào Tam Tỉnh còn viết các chuyên khảo về tiền cổ Việt Nam in trên nhiều báo, tạp chí. Những bài viết này là sự chia sẻ đam mê, hiểu biết và thể hiện sự am tường của ông về lịch sử, văn hóa cũng như những câu chuyện xung quanh đồng tiền của các triều đại trong lịch sử dân tộc.

"Với tôi, thú săn, nghiên cứu tiền cổ là đam mê đã ngấm vào máu thịt. Nhiều người thân trách khéo tôi là mang tiền thật đi mua tiền giả, nhưng thực sự mỗi đồng tiền cổ chứa đựng cả kho tàng lịch sử, văn hóa dân tộc, là minh chứng, là tiếng nói lịch sử của một thời đại. Việc lưu giữ những đồng tiền này sẽ giúp các thế hệ sau hiểu và trân trọng về lịch sử ngàn đời của cha ông", Giám đốc Đào Tam Tỉnh tâm sự.

Không chỉ đam mê tiền cổ, ông Đào Tam Tỉnh còn nổi tiếng với thú săn và nghiên cứu cổ vật và các bản truyện Kiều cổ. Ông cũng là nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử nổi tiếng ở xứ Nghệ với hàng trăm bài viết trên các báo, tạp chí cùng hàng chục đầu sách như Tác gia Nghệ Tĩnh, Danh sĩ vịnh Kiều, Câu đối xứ Nghệ, Bóng thi nhân, Kênh nhà Lê lịch sử và huyền thoại…

Hà Nguyên Khoa (www.vnexpress.net)

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Nightingale Island


[Bản đồ Nightingale Island trong quần đảo Tristan da Cunha]

Nằm cách Nam Phi 2.778km về phía Tây, Nightingale được biết đến là quần đảo xa xôi nhất thế giới. Đảo được đặt theo tên của thuyền trưởng Gamaliel Nightingale vào năm 1760. Nightingale cũng là hòn đảo lâu đời nhất trong số ba hòn đảo chính ở Tristan da Cunha.

Đảo có diện tích chỉ vỏn vẹn 3.2 km2, với dân số 275 người (thống kê năm 2007). Từ đỉnh cao nhất High Peak (370m) có thể bao quát một màu xanh của đồi cỏ ở Spartina. Nhìn toàn bộ, Nightingale được vây quanh bởi những đảo đá nhỏ và những núi đá cao.


Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Phim tài liệu hướng dẫn xác định tiền xu giả

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Tạo ra điện từ tiền xu

Với những đồng tiền xu, dây dẫn và nước muối, chúng ta có thể tạo ra dòng điện theo một cách khá đơn giản.

Những đồng tiền xu của Mỹ. Ảnh: thefuntimesguide.com.
Giới doanh nhân tận dụng sự biến động giá trị của đồng tiền trên thị trường để thu lợi nhuận, còn Jonathan Keat, một họa sĩ tại Mỹ, nảy ra ý tưởng tạo ra điện từ những đồng xu kim loại. Đồng xu của Trung Quốc và Mỹ đã được Keat chọn trong quá trình nghiên cứu, Livescience đưa tin.

Đồng xu của Trung Quốc được đúc bằng nhôm, còn đồng xu của Mỹ được đúc bằng đồng. Hiện tượng ăn mòn trên cả hai đồng xu sẽ xảy ra khi chúng cùng được ngâm trong một chất giàu ion như nước biển. Khi cùng chìm trong nước biển, nhôm bị ăn mòn nhanh hơn đồng nên những ion dương từ nhôm sẽ di chuyển trong nước để sang phía đồng. Các điện tử (electron) cũng di chuyển theo chiều ngược lại (từ đồng sang nhôm) qua những sợi dây kim loại được gắn vào hai đồng xu. Chúng ta đều biết sự di chuyển của electron tạo nên dòng điện.

Số lượng đồng xu trong dung dịch càng nhiều thì lượng điện được tạo ra càng lớn. Chính phủ Mỹ đúc khoảng 4 đến 5 tỷ đồng xu mỗi năm. Giống như đồng xu Trung Quốc, đồng xu của Thái Lan, Nhật Bản và Peru cũng được làm bằng nhôm. Với nguyên liệu sản xuất dồi dào như thế, Keat cho rằng ông chỉ cần một mảnh đất nhỏ và lượng nước biển đủ lớn để tạo ra một nhà máy điện cỡ nhỏ.

“Nếu muốn sản xuất 6 triệu KW điện, tôi cần khoảng 600 triệu cặp đồng xu nhôm-đồng, một con số nhỏ so với lượng xu mà các nước đúc hàng năm”, Keat phát biểu.

Keat khẳng định phương pháp sản xuất điện của ông chẳng những rẻ, đáng tin cậy mà dễ áp dụng vì ngay cả những người biết chút ít về vật lý vẫn có thể thực hiện.

“Nhờ phương pháp này, giá trị của tiền được thể hiện bằng con số cụ thể. Chúng ta có thể đo nó bằng Volt (hiệu số điện thế) và Amp (cường độ dòng điện)”, ông nói.

Minh Long(www.vnexpress.net)

Terres australes et antarctiques françaises



[Bản đồ, quốc kỳ, quốc huy Terres australes et antarctiques françaises]

Vùng đất phía Nam và châu Nam cực thuộc Pháp (tiếng Pháp: Terres australes et antarctiques françaises - TAAF) bao gồm các vùng lãnh thổ sau:

+ Tập hợp các đảo núi lửa nằm ở Ấn Độ Dương, phía Nam châu Phi, có khoảng cách gần như đều so với châu Á, châu Nam Cực và Úc.
+ Vùng đất Adélie - vùng đất này là một phần của châu Nam cực, nơi người Pháp vẫn luôn khẳng định sự cai quản của họ thông qua bản Hiệp ước Châu Nam cực (Antarctic Treaty System).
+Các đảo rải rác ở Ấn Độ Dương.

Vùng đất này cũng có tên Vùng đất phía Nam thuộc Pháp (Terres australes françaises), nhưng tên này thường không bao gồm Vùng đất Adélie vẫn chưa được thế giới công nhận thuộc chủ quyền của Pháp.
Những vùng lãnh thổ trên đây không phải là Châu Nam cực thuộc Pháp (France antarctique), một thuộc địa cũ của Pháp tại Brasil.(wiki)



Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites